BÀI 7: THANG NHIỆT ĐỘ CELSIUS. ĐO NHIỆT ĐỘ

 


1. NHIỆT ĐỘ VÀ NHIỆT KẾ

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiệt độ và nhiệt kế

1.  Thực hiện thí nghiệm 1 như mô tả ở SGK và cho biết cảm nhận của em về độ “nóng”, “lạnh” ở các ngón tay khi nhúng vào cốc 2 có như nhau không. Từ đó em có thể rút ra nhận xét gì?

Cảm nhận của các ngón tay về độ “nóng”, “lạnh” khi nhúng vào cốc 2 là khác nhau.

Luyện tập

* Lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của các vật.

– Dùng tay cảm nhận nhiệt độ của bàn gỗ và ghế inox trong phòng.

2.Để so sánh độ “nóng”, “lạnh” của các vật, người ta dùng đại lượng nào? 

Nhiệt độ.

3.Kể tên một số loại dụng cụ đo nhiệt độ mà em biết. Nêu những ưu thế và hạn chế của mỗi loại dụng cụ đó.

Một số loại dụng cụ đo nhiệt độ: Nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử, …

Nhiệt kế

Ưu thế

Hạn chế

Nhiệt kế thuỷ ngân

Rẻ tiền, chính xác, không phụ thuộc pin, phổ biến, đo ở nhiệt độ cao

Thời gian đo lâu, khó đọc kết quả, nguy hiểm khi bị vỡ

Nhiệt kế rượu

Ít nguy hiểm, ít độc hại, không phụ thuộc pin

Đo nhiệt độ thấp, kém bền hơn rượu bay hơi nhanh

Nhiệt kế điện tử

An toàn, thời gian đo nhanh, dễ đọc kết quả

Đắt tiền, phụ thuộc pin, nguồn điện

* Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của mỗi nhiệt kế ở hình 7.3, 7.4, 7.5.

        Hình 7.3: GHĐ là 42 0C; ĐCNN: 0,1 OC.

        Hình 7.4: GHĐ là 45 0C; ĐCNN: 0,1 OC.

        Hình 7.5: GHĐ là 50 0C; ĐCNN: 1 OC.

2.  THANG NHIỆT ĐỘ

Hoạt động 2: Tìm hiểu về thang nhiệt độ Celsius

3. THỰC HÀNH ĐO NHIỆT ĐỘ

Hoạt động 3: Ước lượng nhiệt độ của vật và lựa chọn nhiệt kế phù hợp

4. Có các nhiệt kế như hình 7.6, để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Đo nhiệt độ của cơ thể ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Vì sao?

Để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm ta nên dùng nhiệt kế ở hình c). Vì GHĐ của nhiệt kế này là 140 OC.

Đo nhiệt độ của cơ thể ta có thể dùng nhiệt kế ở hình a) hoặc b) vì GHĐ của các loại nhiệt kế này phù hợp với nhiệt độ của cơ thể.

Hoạt động 4: Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế

5.Hãy đo nhiệt độ của 2 cốc nước và điền kết quả vào vở học theo mẫu bảng 7.1. Thực hiện đo nhiệt độ hai cốc nước bằng nhiệt kế theo các bước:

        Bước 1: Ước lượng nhiệt độ cốc nước cần đo.

        Bước 2: Chọn nhiệt kế phù hợp.

        Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.

        Bước 4: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo vào bảng sau.

Bảng 7.1. Kết quả đo nhiệt độ

Vận dụng

* Tại sao chỉ có nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế rượu mà không có nhiệt kế nước?

  Vì nước giãn nở vì nhiệt không đều (ở 0 OC thì đông lại; 100 OC thì sôi; 4 OC trở lên thì nở ra).

* Mô tả cách đo và thực hành đo nhiệt độ của cơ thể em.

  Nhiệt độ cơ thể chúng ta cỡ 37 OC, do đó có thể dùng các loại nhiệt kế như: nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại.

  Với nhiệt kế thuỷ ngân: Cần vẫy nhẹ vạch đo xuống dưới mức tam giác màu đỏ trước khi đo; Giữ nhiệt kế ở nách, ép sát khuỷu tay vào ngực trong khoảng 4 đến 5 phút; Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.

 Với nhiệt kế điện tử: Cần điều chỉnh nhiệt kế trước khi đo (bấm ON); Kẹp nhiệt kế tại nách hoặc miệng; Nhiệt độ sẽ được hiển thị và có tiếng báo khi xong.

 Với nhiệt kế hồng ngoại: Ấn nút O/I. Màn hình LCD được kích hoạt để hiển thị tất cả các phần trong khoảng 2 giây. Đặt đầu dò tại giữa trán không quá 5 cm, đảm bảo trán không ướt, không bị tóc che hoặc không đội mũ che 1 cm phía trên đuôi lông mày. Đọc và ghi kết quả thu được.

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP

1. Bảng chia nhiệt độ của nhiệt kế y tế ghi nhiệt độ từ 35 độ C đến 42 độ C vì nhiệt kế y tế chủ yếu đo nhiệt độ cơ thể người mà nhiệt độ người nằm trong khoảng đó.

2. Đáp án A.

3.Để đo nhiệt độ của cơ thể người, ta có thể dùng nhiệt kế y tế. Để đo nhiệt độ của nước sôi, ta dùng nhiệt kế thuỷ ngân.

Để đo nhiệt độ của không khí trong phòng, ta dùng nhiệt kế rượu hoặc nhiệt kế thuỷ ngân.


Comments