BÀI 21: THỰC HÀNH QUAN SÁT SINH VẬT (KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6)

 

Hoạt động 1: Quan sát cơ thể đơn bào

Trong các bước làm tiêu bản, tại sao phải có bước đặt sợi bông lên lam kính?

Khi quan sát cơ thể đơn bào trong giọt nước ao, hồ nên đặt vài sợi bông lên lam kính để hạn chế sự di chuyển của sinh vật, giúp dễ dàng quan sát.

Hoạt động 2: Quan sát các cơ quan cấu tạo cây xanh

 HS thực hiện các yêu cầu bằng cách hoạt động theo nhóm để thảo luận tìm hiểu cấu tạo cây xanh.

−Cố định mẫu vật tự nhiên vào giấy bìa (nếu có).

−Quan sát và xác định các thành phần cấu tạo cây xanh ở mẫu vật hoặc bộ ảnh.

Hoạt động 3: Quan sát mô hình hoặc tranh ảnh cấu tạo cơ thể người

−Quan sát hình/ mô hình, em hãy cho biết cấu tạo của cơ thể người gồm bao nhiêu phần? Gọi tên và xác định vị trí của các phần đó trên hình/ mô hình.

−Trên hình/ mô hình, em hãy chỉ ra một vài cơ quan, hệ cơ quan của người.

−Khi tháo lắp các bộ phận của mô hình cơ thể người, để thuận tiện cho việc lắp mô hình về dạng ban đầu, em cần chú ý đặt bộ phận đó như thế nào?

Hoạt động 4: Báo cáo kết quả thực hành

BÁO CÁO: KẾT QUẢ QUAN SÁT SINH VậT

Tiết: ..... Thứ ..... Ngày ..... Tháng .... Năm ....

Nhóm: .......................... Lớp: ..........................

Trả lời câu hỏi:

1.Vẽ và chú thích một cơ thể đơn bào




2.Nêu các cơ quan cấu tạo cây xanh trên mẫu đã quan sát

Cơ quan cấu tạo cây xanh trên mẫu đã quan sát

Ví dụ: cây quất. Các cơ quan cấu tạo nên: lá, thân, rễ, hoa, quả, hạt

3.Kể tên một số cơ quan, hệ cơ quan ở người

 Một số cơ quan ở người: mũi, phổi, tim, dạ dày, ruột, mạch máu, cơ, dây thần kinh, não, thận,...

Một số hệ cơ quan ở người: hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ vận động

4.Trong những mẫu thực vật mà em đã quan sát và mô tả, những mãu vật vào có rễ, thân, lá biến dạng?

 Cây xương rồng có thân và lá biến dạng thành thân mọng nước và lá biến thành gai.

Cây khoai tây có thân biến dạng thành thân củ

Cây đậu hà lan có lá biến dạng thành tua cuốn...

Comments

Post a Comment