- Get link
- X
- Other Apps
- Get link
- X
- Other Apps
1.ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT
Phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống
1.Quan sát hình 31.1 và chỉ ra điểm khác
biệt giữa động vật không xương sống và động vật có xương sống.
Tiêu chí phân biệt động vật không xương sống và động vật
có xương sống là bộ xương cột sống. Động vật không xương sống chưa có xương cột
sống để nâng đỡ cơ thể, dù một số nhóm đã có bộ xương ngoài tạo nên lớp áo giáp
bảo vệ. Động vật có xương sống đã có xương cột sống để nâng đỡ cơ thể.
Luyện tập
* Em hãy kể tên một số đại diện thuộc nhóm
động vật không xương sống và động vật có xương sống.
Đại diện thuộc nhóm động vật không xương sống: giun,
châu chấu, sâu, … Đại diện thuộc nhóm động vật có xương sống: cá, lươn, ếch,
chim bồ câu, …
Gợi ý thêm: Qua tìm hiểu thông tin, HS chỉ ra đặc điểm chung của động vật: Động vật có cơ thể đa bào phân hoá thành mô, cơ quan, hệ cơ quan đảm nhận các chức năng sống khác nhau; có lối sống dị dưỡng, di chuyển tích cực, thần kinh và giác quan phát triển.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhóm động vật không xương sống
1)Quan sát hình 31.2a em hãy kể tên các đại
diện thuộc nhóm Ruột khoang.
Các đại diện thuộc nhóm Ruột khoang: thuỷ tức, sứa,
san hô
2)Em biết những loại giun nào trong tự
nhiên?
Giun đất, giun đũa, giun kim, giun tóc, …
Gọi tên các đại diện nhóm Giun trong hình
31.2b.
Theo em, có thể phân biệt các đại diện này bởi đặc điểm đặc trưng nào?
Các đại diện thuộc nhóm Giun: sán lá gan, giun đất,
giun đũa. Có thể phân biệt các đại diện của nhóm Giun trên dựa vào cấu tạo cơ
thể.
3)Em hãy kể tên những đại diện thuộc nhóm
Thân mềm thường được sử dụng làm thực phẩm? Những đại diện nào có trong hình
31.2c?
Các đại diện thuộc nhóm Thân mềm: mực, ốc, trai.
4)Mô tả một đại diện Thân mềm mà em ấn tượng
nhất.
Ốc sên: có vỏ ngoài bằng đá vôi hình xoắn ốc, bò chậm
chạp, sống nơi ẩm ướt. Mực: không có vỏ bọc cơ thể (vỏ cơ thể bị tiêu giảm),
bơi nhanh về phía trước, có túi mực để tự vệ, sống ở biển.
5)Kể tên các đại diện thuộc nhóm Chân khớp
dựa vào các gợi ý ở hình 31.2d. Điểm khác biệt nhất của nhóm Chân khớp so với
các nhóm Thân mềm, Giun, Ruột khoang là gì?
Các đại diện thuộc nhóm Chân khớp: nhện, rết, cua, tôm, châu chấu. Điểm khác biệt nhất của nhóm Chân khớp so với các nhóm Thân mềm, Giun, Ruột khoang là có bộ xương ngoài bằng Kitin để nâng đỡ và bảo vệ cơ thể.
2.Quan sát hình 31.2, em hãy kể tên các
nhóm động vật không xương sống và xác định đặc điểm mỗi nhóm.
Các nhóm động vật không xương sống rất đa dạng: số lượng
loài gồm nhiều loài, sống ở các dạng môi trường sống khác nhau.
Các nhóm động vật
không xương sống |
Đặc điểm |
Ruột khoang |
Động vật đa bào
bậc thấp; cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng, đối xứng toả tròn.
|
Giun |
Hình dạng cơ thể
đa dạng (dẹp, hình ống, phân đốt), cơ thể đối xứng hai bên, đã phân biệt phần
đầu − phần đuôi, mặt lưng − mặt bụng.
|
Thân mềm |
Cơ thể mềm,
không phân đốt, có vỏ đá vôi (hai mảnh vỏ hoặc vỏ xoắn ốc), xuất hiện điểm mắt.
|
Chân khớp |
Cấu tạo cơ thể
chia 3 phần (đầu, ngực, bụng); có cơ quan di chuyển (chân, cánh); cơ thể phân
đốt, đối xứng hai bên; có bộ xương ngoài bằng kitin để nâng đỡ và bảo vệ cơ
thể; các đôi chân có khớp động.
|
3.Để phân biệt các nhóm động vật không
xương sống, em có thể dựa vào đặc điểm nào?
Kiểu đối xứng của cơ thể (toả tròn, hai bên), hình dạng
cơ thể, vỏ bọc cơ thể (vỏ đá vôi, vỏ kitin), môi trường sống, cơ quan di chuyển
(chân, cánh), …
4.Xác định môi trường sống của các nhóm động
vật không xương sống bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu.
Đáp án:
Nhóm |
Môi trường sống |
Ruột khoang |
Môi trường nước |
Giun |
Môi trường nước,
trong đất hoặc trong cơ thể sinh vật |
Thân mềm |
Môi trường nước,
đất ẩm |
Chân khớp |
Môi trường nước,
đất, cạn, không khí, trên cơ thể sinh vật |
Luyện tập
* Nhận xét về sự đa dạng các nhóm động vật
không xương sống. Nhóm động vật không xương sống rất đa dạng:
−Số lượng loài lớn (chiếm khoảng 80 – 90% số loài động
vật)
−Số lượng cá thể trong loài lớn
−Môi trường sống đa dạng: môi trường nước, cạn, trong
lòng đất, không khí, trên và trong cơ thể sinh vật khác, …
Thông qua thảo luận trả lời các câu hỏi hoạt động 2,
GV hướng dẫn để HS rút ra kết luận về các nhóm động vật không xương sống.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các
nhóm động vật có xương sống
Nhận biết và phân biệt được các nhóm động vật có xương sống.
Tiêu chí phân biệt các nhóm động vật có xương sống:
-cơ quan hô hấp (mang, phổi),
-môi trường sống (ở nước, ở cạn),
-di chuyển (bơi, bò, bay, chạy, đi),
-bảo vệ cơ thể (da, vảy sừng, lông vũ, lông mao), …
1)Theo em, những đặc điểm nào phù hợp với
đời sống trong môi trường nước của cá?
Đặc điểm của cá: hô hấp bằng mang; cơ thể hình thoi,
thon hai đầu thuận lợi di chuyển dưới nước; có vây tác dụng như mái chèo; vảy
cá xếp lớp thuận tiện cho cá bơi ngang, bơi dọc, …
2)Tìm hiểu thông tin và cho biết vì sao ếch
thường sống ở môi trường ẩm ướt.
Ếch là đại diện thuộc nhóm Lưỡng cư, hô hấp vừa qua da
vừa qua phổi. Da ếch cần phải ẩm khi trao đổi khí để khí có thể khuếch tán qua
bề mặt da. Do đó, ếch thường sống ở môi trường ẩm ướt.
3)Nhóm Chim có những hình thức di chuyển
nào? Lấy ví dụ. Các hình thức di chuyển của nhóm Chim:
−Di chuyển kiểu bay: có kiểu bay đập cánh như bồ câu,
sẻ, … và bay lượn như hải âu, diều hâu, …
−Di chuyển bằng cách đi, chạy như đà điểu, nhóm gia cầm,
…
−Di chuyển bằng cách bơi như chim cánh cụt.
4)Hãy lấy ví dụ về một số loài thú đẻ con
và nuôi con bằng sữa mẹ.
Trâu, bò, lợn, người, …
5.Quan sát hình 31.3, em hãy kể tên các
nhóm động vật có xương sống.
Xác
định đặc điểm mỗi nhóm.
Các nhóm động vật
có xương sống |
Đặc điểm |
Cá |
Thích nghi với đời
sống hoàn toàn ở nước, di chuyển bằng vây. |
Lưỡng cư |
Là nhóm động vật
ở cạn đầu tiên; da trần và luôn ẩm ướt, chân có màng bơi; một số lưỡng cư có
đuôi hoặc thiếu chân hoặc không có đuôi. |
Bò sát |
Thích nghi với đời
sống ở cạn (trừ một số loài như cá sấu, rắn nước, rùa); da khô và có vảy sừng
bọc cơ thể. |
Chim |
Là nhóm động vật
mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng; đặc điểm
cơ thể thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau, có khả năng bay, chạy
hoặc bơi |
Thú |
Tổ chức cấu tạo
cơ thể cao nhất; có lông mao bao phủ; răng phân hoá thành răng cửa, răng
nanh, răng hàm. Phần lớn thú đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. |
6.Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt các
nhóm động vật có xương sống?
Các đặc điểm giúp phân biệt các nhóm động vật có xương
sống:
−Cơ quan hô hấp (mang, phổi);
−Môi trường sống (ở nước, ở cạn);
−Cách di chuyển (bơi, bò, bay, chạy, đi);
−Lớp áo bảo vệ cơ thể (da, vảy sừng, lông vũ, lông
mao), …
7.Các nhóm động vật có xương sống phân bố ở
những môi trường nào?
Nhóm |
Môi trường sống |
Cá |
Môi trường nước |
Lưỡng cư |
Môi trường nước,
trong đất ẩm |
Bò sát |
Môi trường nước,
môi trường cạn (khô hạn) |
Chim |
Môi trường nước,
đất, cạn, không khí |
Thú |
Môi trường nước,
đất, cạn, không khí |
Luyện tập
* Chứng minh sự đa dạng của các nhóm động
vật có xương sống.
Nhóm động vật có xương sống rất đa dạng:
−Số lượng loài lớn (chiếm khoảng 10 – 20% số loài động
vật);
−Số lượng cá thể trong loài lớn;
−Môi trường sống đa dạng: môi trường nước, cạn, trong lòng đất, không khí, trên và trong cơ thể sinh vật khác, …
Giải đố:
Hãy kể tên các loài động vật tham gia vào “bản giao hưởng” đêm hè trên những
cánh đồng làng quê ở nước ta?
Các loài động vật tham gia vào “bản giao hưởng” đêm hè trên những cánh đồng làng quê ở nước ta: ếch nhái, dế, ve sầu, chim cuốc.
2.TÁC HẠI CỦA ĐỘNG VẬT TRONG
ĐỜI SỐNG
Hoạt động 4: Tìm hiểu một số tác hại của động vật trong đời sống
8.Quan sát hình 31.4, em hãy nêu một số
tác hại của động vật trong đời sống con người.
Các động vật và tác hại:
−Một số động vật gây bệnh cho con người: bọ chét,
giun, sán kí sinh;
−Một số động vật là trung gian truyền bệnh: bọ chét là
trung gian truyền bệnh dịch hạch, muỗi anophen là trung gian truyền bệnh sốt
rét, …
−Một số động vật ảnh hưởng đến công trình giao thông
biển như: con hà, con sum; phá hoại đê điều như: mối, mọt, …
−Một số động vật chuyên phá hoại mùa màng: ốc bươu
vàng, chuột, cào cào, sâu hại, …
−Một số động vật chuyên kí sinh trên vật nuôi làm ảnh
hưởng đến chất lượng và năng suất đàn nuôi như: sán lá gan, rận cá, …
9.Quan sát hình 31.4, em hãy nêu con đường
lây nhiễm bệnh dịch hạch ở người. Con đường lây nhiễm bệnh dịch hạch ở người:
Chuột bị bệnh èBọ chét è Người
Một số động vật là trung gian truyền bệnh: bọ chét,
chuột, rận, …
Luyện tập
* Địa phương em đã sử dụng những biện pháp
nào để phòng trừ động vật gây hại?
Các biện pháp nào phòng trừ động vật gây hại mà các địa
phương có thể áp dụng:
−Tuyên truyền về diệt muỗi và bọ gậy;
−Vệ sinh môi trường định kì;
−Vệ sinh cá nhân hằng ngày;
−Tiêm phòng (đặc biệt cho trẻ em và người già);
−Chọn các loại giống kháng sâu bệnh;
−Gieo trồng đúng thời vụ để tránh sâu bệnh;
−Sử dụng bẫy và hàng rào chắn côn trùng;
−Khuyến khích nuôi động vật ăn mồi, sử dụng thiên địch. Đây được xem là phương pháp an toàn nhất để kiểm soát dịch hại.
Ngoài những tác hại, động vật có vai trò quan trọng
trong tự nhiên và thực tiễn: là thức ăn cho nhiều loài động vật; cung cấp nguồn
thực phẩm giàu protein, hỗ trợ sức kéo, làm cảnh, hỗ trợ công tác an ninh, …
Vận dụng
* Đóng vai là nhà khoa học, em hãy điều tra về một số
động vật có tầm quan trọng đối với nền kinh tế địa phương theo hướng dẫn.
Gợi ý đáp án tóm tắt trong bảng sau:
TT |
Tên động vật |
Cách nuôi |
Thức ăn chăn nuôi |
Sản phẩm cung cấp
cho con người |
Vai trò |
1 |
Lợn |
Nuôi theo hộ gia
đình/ trang trại |
Thức ăn công
nghiệp/ thức ăn dư thừa/ thức ăn tự chế biến, … |
Thịt |
Cung cấp thức ăn
hằng ngày, phân bón |
2 |
Cá |
Nuôi theo hộ gia
đình/ trang trại |
Thức ăn công
nghiệp,cỏ |
Thịt |
Cung cấp thức ăn
hằng ngày, làm cảnh |
3 |
Bò |
Nuôi theo hộ gia
đình/ trang trại |
Thức ăn công
nghiệp, cỏ |
Thịt |
Cung cấp thức ăn
hằng ngày, phân bón, sức kéo |
4 |
Gà |
Nuôi theo hộ gia
đình/ trang trại |
Thức ăn công
nghiệp, thóc, giun… |
Thịt, trứng |
Cung cấp thức ăn
hằng ngày, phân bón, lông |
C.HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
1. a) Kể tên: bướm, voi, ngựa, chim, khỉ, ốc sên, đỉa,
gà, chim cánh cụt.
b) Sơ đồ phân chia các động vật trong hình bên thành
hai nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống.
2. 1 – c 2
– d 3 – b 4
– a
3.Các biện pháp phòng chống giun kí sinh ở người:
− Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
−Lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi thường xuyên với
nước sát trùng;
−Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội;
−Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau nhiều lần với
nước rửa rau chuyên dụng.
4.a) Giai đoạn sâu.
b) Biện pháp phòng trừ sinh học: sử dụng các loài
thiên địch để tiêu diệt sâu hại.
Vòng đời giun đũa ở người
Comments
good
ReplyDeletehay quá
ReplyDeletehay quá ạ! Cảm ơn cô nhiều
ReplyDelete