BÀI 17: TẾ BÀO

 

1.     KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẾ BÀO

Hoạt động 1: Tế bào là gì?

1. Quan sát hình 17.1, em hãy cho biết đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là gì? Đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là tế bào.

2. Quan sát hình 17.2, hãy cho biết kích thước của tế bào. Chúng ta có thể quan sát tế bào bằng những cách nào? Lấy ví dụ.

Tế bào có kích thước đa dạng, khoảng kích thước tế bào giới hạn từ đơn vị µm (micrometre, tế bào vi khuẩn) đến đơn vị mm (millimetre, tế bào trứng).

3. Hãy cho biết một số hình dạng của các tế bào trong hình 17.3.

Mỗi loại tế bào trong cơ thể có hình dạng khác nhau: hình đĩa (tế bào hồng cầu), hình sao (tế bào thần kinh), hình trụ (tế bào biểu mô), hình sợi (tế bào cơ), …

Luyện tập

* Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?

-Mỗi loại tế bào đảm nhận chức năng khác nhau trong cơ thể.

-Sự khác nhau về hình dạng và kích thước của tế bào thể hiện sự phù hợp với chức năng mà tế bào đảm nhận.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các thành phần chính của tế bào

4. Nhận biết các thành phần có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

(1)     màng tế bào

(2)     chất tế bào

(3)     vùng nhân (tế bào nhân sơ) hoặc nhân (tế bào nhân thực).

5. Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Thành phần cấu tạo        Tế bào nhân sơ      Tế bào nhân thực

Màng tế bào                              +                         +

Chất tế bào                                +                           +

Màng nhân                                                           +

6. Thành phần nào có trong tế bào thực vật mà không có trong tế bào động vật?

Tế bào thực vật có lục lạp, tế bào động vật không có.

7. Xác định chức năng các thành phần của tế bào bằng cách nối mỗi thành phần cấu tạo ở cột A với một chức năng ở cột B.

1. b; 2. c; 3. a

Luyện tập

* Tại sao thực vật có khả năng quang hợp?

Tế bào thực vật có chứa lục lạp, lục lạp có khả năng quang hợp tổng hợp các chất cho tế bào.

2. SỰ LỚN LÊN VÀ SINH SẢN CỦA TẾ BÀO

Hoạt động 3: Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào

8. Quan sát hình 17.6a, 17.6b, cho biết dấu hiệu nào cho thấy sự lớn lên của tế bào?

Tế bào tăng lên về kích thước các thành phần tế bào (màng tế bào, chất tế bào,

nhân tế bào).

9.Quan sát hình 17.7a, 17.7b hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh sản của tế bào.

-Nhân tế bào và chất tế bào phân chia.

-Ở tế bào thực vật hình thành vách ngăn tạo hai tế bào mới không tách rời nhau.

-Ở tế bào động vật, hình thành eo thắt tạo thành hai tế bào mới tách rời nhau.

10. Hãy tính số tế bào con được tạo ra ở lần sinh sản thứ I, II, III của tế bào trong sơ đồ hình 17.8. Từ đó, xác định số tế bào con được tạo ra ở lần sinh sản thứ n.

       Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ I: 21 tế bào;

       Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ II: 22 tế bào;

       Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ III: 23 tế bào;

       Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ n: 2n tế bào.

11. Em bé sinh ra nặng 3 kg, khi trưởng thành có thể nặng 50 kg, theo em, sự thay đổi này do đâu?

Sự tăng lên về khối lượng và kích thước cơ thể là do sự lớn lên và phân chia của tế bào.

Luyện tập

* Quan sát hình 17.8, 17.9, hãy cho biết sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?

– Sự phân chia của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên và sinh sản của sinh vật.

Vận dụng

* Vì sao khi thằn lằn bị đứt đuôi, đuôi của nó có thể được tái sinh?

-Do các tế bào có khả năng sinh sản để thay thế các tế bào đã mất.

 

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK/89

1.a) Đáp án A.

b) Đáp án C.

2.HS vẽ và chú thích các thành phần của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực như nội dung đã học.

3.Sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên và sinh sản của sinh vật.


Comments