ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI - SINH HỌC 8


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI - SINH HỌC 8

Câu 1: Cấu tạo và chức năng của nơ ron?

- Cấu tạo nơron gồm :

+ Thân nơron: hình sao có chứa nhân, xung quanh thân có các sợi nhánh ngắn.

+ Sợi trục: Dài, bên ngoài bao bọc bởi bao miêlin, cuối sợi trục là cúc xináp.

- Chức năng của nơron:

+ Cảm ứng: Là khả năng tiếp nhận các kích thích và phát ra sinh xung thần kinh.

+ Dẫn truyền xung thần kinh : Là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân nơron và truyền đi theo dọc sợi trục.

- Dựa vào chức năng nơron được phân thành 3 loại: Nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron ly tâm.

Câu 2:

a)  Phản xạ là gì? Phân tích 1 ví dụ về phản xạ.

- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường bên trong hay bên ngoài cơ thể thông qua hệ thần kinh.

 - Phân tích 1 ví dụ về phản xạ: Khi chạm tay vào vật nóng, cơ quan thụ cảm là da tiếp nhận thông tin chuyển thành luồng xung thần kinh theo nơron hướng tâm đi từ cơ quan thụ cảm đến Trung ương thần kinh (trong trường hợp này là tủy sống) báo là tay chạm vật nóng, Trung ương phân tích phát đi thông tin trả lời bằng xung thần kinh đi đến Nơron li tâm theo dây thần kinh li tâm ra cơ quan phản ứng là bắp cơ ở tay để cơ co lại làm rụt tay lại giúp tránh vật nóng.

b) Cung phản xạ là gì? Một cung phản xạ gồm mấy thành phần?

- Cung phản xạ là đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng.

- Cung phản xạ gồm 5 thành phần: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron ly tâm, cơ quan phản ứng.

Câu 3: Đông máu là gì? Ý nghĩa của sự đông máu?

- Đông máu là hiện tượng hình thành một khối máu đông bịt kín vết thương.


- Ý nghĩa: sự đông máu là cơ chế tự bảo vệ cơ thể, giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu khi bị thương.

Câu 4: Vẽ sơ đồ mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu? Khi truyền máu cần tuân thủ các nguyên tắc nào?



- Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu:

+ Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn nhóm máu cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch).

+ Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu.

Câu 5: Nêu các tác nhân gây hại cho tim mạch? Theo em cần có biện pháp gì và rèn luyện như thế nào để bảo vệ tim và hệ mạch?

 - Các tác nhân gây hại cho tim mạch: Có nhiều tác nhân bên ngoài và trong có hại cho tim mạch:

+ Khuyết tật tim, phổi xơ.

+ Sốc mạnh, mất máu nhiều, sốt cao...

+ Chất kích thích mạnh, thức ăn nhiều mỡ động vật.

+ Do luyện tập thể thao quá sức.

+ Một số vi rut, vi khuẩn

            - Biện pháp bảo vệ và rèn luyện tim mạch:

+ Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn

+ Không sử dụng các chất kích thích

+ Tạo cuộc sống tinh thần thoải mái, vui vẻ.

+ Cần kiểm tra sức khỏe định kì

+ Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch

+ Hạn chế các thức ăn có hại cho tim mạch như mở đổng vật...

- Các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch:

+ Lựa chọn cho mình 1 hình thức rèn luyện cho phù hợp.

+ Cần rèn luyện thường xuyên để nâng dần sức chiu đựng của tim mạch và cơ thể.

Câu 6: a) Huyết áp là gì ? Huyết áp thay đổi như thế nào trong hệ mạch ? Ý nghĩa của sự thay đổi đó ?

- Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch, được đo bằng mmHg.

+ Huyết áp tối đa khi tâm thất co.

+ Huyết áp tối thiểu khi tâm thất dãn.

+ Huyết áp của người khỏe mạnh bình thường, ở trạng thái nghỉ ngơi vào khoảng 120/80 mmHg.

+ Huyết áp phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể con người.

- Sự thay đổi huyết áp trong hệ mạch:

+ Huyết áp lớn nhất ở động mạch chủ => giảm dần ở động mạch nhỏ => giảm xuống ở mao mạch => giảm xuống ở tĩnh mạch nhỏ => yếu nhất ở tĩnh mạch chủ (gần như triệt tiêu).

- Ý nghĩa của sự thay đổi: Huyết áp trong hệ mạch đã tạo nên sự chênh lệch về huyết áp => gây nên sự vận chuyển máu trong hệ mạch.

b) Tại sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim?

- Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ các động tác chủ yếu sau:

+ Sức đẩy tạo ra do co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch.

+ Sức hút của lồng ngực khi ta hít vào.

+ Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.

+ Trong các tĩnh mạch đi từ phần dưới cơ thể về tim (máu phải chảy ngược chiều trọng lực) còn có sự hỗ trợ của van một chiều nên máu không bị chảy ngược.

c) Vận tốc máu thay đổi như thế nào trong hệ mạch? Ý nghĩa của việc thay đổi đó?

- Vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch cho đến mao mạch (0,5m/s ở động mạch => xuống 0,001m/s ở mao mạch), sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch.

- Ý nghĩa của việc thay đổi đó:

+ Máu vận chuyển nhanh ở động mạch để đáp ứng nhu cầu tạo năng lượng cho các tế bào hoạt động (đặc biệt khi lao động nặng).

+ Máu vận chuyển chậm ở mao mạch dể tạo điều kiện cho qua trình thực hiện trao đổi chất diễn ra hiệu quả.

+ Máu vận chuyển nhanh trở lại ở tĩnh mạch để kịp thời đưa máu về tim.

Câu 7:

a)     Phân biệt thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu.

Thở bình thường : Nhịp hít và thở nông hơn, hoạt động của cơ hoành, cơ liên sườn yếu hơn à lượng khí lấy vào cơ thể ít.

Thở sâu : Nhịp hít, thở sâu hơn, hoạt động các cơ quan hô hấp mạnh hơn à lượng khí lấy vào cơ thể nhiều hơn à giúp cơ thể khỏe mạnh khả năng chịu đựng tốt, hiệu quả hô hấp cao (lượng ôxi lấy vào nhiều hơn).

VD :  Nín thở lâu hơn so với người hô hấp thường, người hô hấp sâu lặn lâu hơn người bình thường.  

Ý nghĩa của thở sâu :

Thở sâu làm nở phổi và tăng cường hoạt động của phổi. Hít thở sâu cung cấp cho cơ thể lượng lớn oxy, mở rộng phổi và điều hòa tuần hoàn máu. ... Một hơi thở sâu giúp giải phóng chất độc ra khỏi cơ thể, trong khi đó nếu bạn hít thở nông, các cơ quan khác phải làm thêm giờ để giải phóng độc tố.

b) Giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và khí thở ra dựa vào hình 21.4

* Giải thích sự khác nhau:

- Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp rõ rệt do O2: đã khuếch tán từ phế nang vào máu mao mạch.

- Tỉ lệ % CO2 trong khí thở ra cao rõ rệt do CO2 đã khuếch tán từ máu mao mạch ra phế nang.

- Hơi nước bão hoà trong khí thở ra do được làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhày phủ toàn bộ đường dẫn khí.

- Tỉ lệ % N2 trong khí hít vào và thở ra khác nhau không nhiều, ở khí thở ra có cao hơn chút do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này không có ý nghĩa sinh học.

 

Câu 8: Sự tiêu hóa ở khoang miệng diễn ra những hoạt động nào?  Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn lại những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?

- Những hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng:

+ Tiết nước bọt.

+ Cắn, xé, nhai, nghiền nát thức ăn.

+ Đảo trộn thức ăn thấm đều nước bọt.

+ Hoạt động của enzim amilaza.

+ Tạo viên thức ăn.

- Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp là:

+ Tinh bột, đường đôi

+ Prôtêin

+ Lipit

+ Axit Nuclêic

Câu 9: Hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng diễn ra như thế nào? Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lí học và hóa học không?

  Tiêu hóa ở khoang miệng gồm:

  - Biến đổi lí học: Tiết nước bọt, nhai đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.

  + Tác dụng: Làm mềm nhuyễn thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt.

  - Biến đổi hóa học: Hoạt động của Enzim trong nước bọt.

  + Tác dụng: Biến đổi 1 phần tinh bột ( Chín ) trong thức ăn thành đường Mantôzơ (đường đôi).



- Thời gian đi qua thực quản rất nhanh (khoảng 2 - 4 giây), nên thức ăn hầu như không được biến đổi gì.

Câu 10: Em hiểu như thế nào về nghĩa đen (theo mặt sinh học) của câu thành ngữ “ nhai kỹ no lâu”? Vậy trong khi ăn em cần chú ý điều gì?

- Nhai kỹ có tác dụng biến đổi thức ăn thành những phần tử nhỏ, tăng diện tích tiếp xúc với các enzim trong dịch tiêu hóa làm quá trình biến đổi thức ăn xảy ra triệt để hơn, hiệu xuất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ nhiều hơn.

 - No lâu là chỉ việc no sinh lí. Do được nhai càng kỹ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu hơn.

- Khi ăn Cần ăn chậm nhai kỹ.

Câu 11: Chú thích hình



I.                   PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 5 Điểm)

Câu 1: Hai chức năng cơ bản của noron là:

   A. Cảm ứng và phân tích các thông tin

   B. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin

   C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh

   D. Tiếp nhận và trả lời kích thích

Đáp án : C

Câu 2: Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu ?

A. Hồng cầu

B. Bạch cầu

C. Tiểu cầu

D. Huyết tương

Đáp án : C

Câu 3: Khối máu đông trong sự đông máu bao gồm:

A. Huyết tương và các tế bào máu

B. Tơ máu và các tế bào máu

C. Tơ máu và hồng cầu

D. Bạch cầu và tơ máu.

Đáp án : B

Câu 4: Ở người có mấy nhóm máu chính:

   A. 2      B. 3

   C. 4      D. 5

Đáp án : C

 Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất:



A. (1): O; (2): A; (3): AB; (4): B.

B. (1): O; (2): A; (3): B; (4): AB.

C. (1): AB; (2): O; (3): B; (4): A.

D. (1): AB; (2): A; (3): B; (4): O.

Đáp án : B

 

Câu 6. Trong nước bọt có chứa loại enzim nào ?

A. Lipaza      B. Mantaza

C. Amilaza      D. Prôtêaza

Đáp án : C

 

Câu 7. Trong các hoạt động dưới đây:

(1) Tiết nước bọt.    (2) Nhai và đảo trộn thức ăn  (3) Tạo viên thức ăn

(4) Một phần tinh bột biến đổi thành đường Mantozo

Các hoạt động biến đổi lí học xảy ra trong khoang miệng là:

A. (1), (2), (3)

B. (1), (2), (4)

 C. (1), (2), (3), (4)

D. (2), (3), (4)

Đáp án : A

 

Câu 8. Loại đường nào dưới đây được hình thành trong khoang miệng khi chúng ta nhai kĩ cơm ?

A. Lactôzơ      B. Glucôzơ

C. Mantôzơ       D. Saccarôzơ

Đáp án : C

Câu 9: Hoạt động đảo trộn thức ăn được thực hiện bởi các cơ quan:

   A. Răng, lưỡi, cơ má.

   B. Răng và lưỡi

   C. Răng, lưỡi, cơ môi, cơ má

   D. Răng, lưỡi, cơ môi.

Đáp án :C

 

Câu 10: Vai trò của hoạt động tạo viên thức ăn:

A. Làm ướt, mềm thức ăn

B. Cắt nhỏ, làm mềm thức ăn

C. Thấm nước bọt

D. Tạo kích thước vừa phải, dễ nuốt

Đáp án : D

 

Câu 11. Thành phần nào dưới đây của thức ăn hầu như không bị tiêu hoá trong khoang miệng ?

A. Lipit, Vitamin, nước

B. Lipit, tinh bột, nước

C. Vitamin, lipit, tinh bột

D. Nước, tinh bột

Đáp án : A

 

Câu 12: Về mặt sinh học, câu thành ngữ “nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa gì?

A. Nhai kĩ thì ăn được nhiều hơn.

B. Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phân tử rất nhỏ, tạo điều kiện cho các enzim phân giải hết thức ăn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn.

C. Nhai kĩ thời gian tiết nước bọt lâu hơn.

D. Nhai kĩ tạo cho ta cảm giác ăn nhiều nên no lâu.

Đáp án : B

 

Câu 13: Biến đổi thức ăn ở khoang miệng bao gồm các quá trình.

A. Chỉ có biến đổi lí học

B. Chỉ có biến đổi hóa học

C. Bao gồm biến đổi lí học và hóa học

D. Chỉ có biến đổi cơ học

Đáp án : A

 

Câu 14: Các hoạt động biến đổi hóa học xảy ra trong khoang miệng là:

A. Tiết nước bọt

B. Nhai và đảo trộn thức ăn

C. Tạo viên thức ăn

D. Một phần tinh bột biến đổi thành đường Mantozo

Đáp án : D

 

Câu 15:  Thức ăn ở khoang miệng chịu sự biến đổi nào là chủ yếu

A.  Biến đổi lí học

B.  biến đổi hóa học

C.  biến đổi lí học và hóa học

D.  Biến đổi cơ học

Đáp án : A

 

Câu 16: Sắp xếp vận tốc máu chảy trong thành mạch theo đúng trình tự

A. Động mạch > tĩnh mạch > mao mạch

B. Động mạch > mao mạch > tĩnh mạch

C. Tĩnh mạch > động mạch > mao mạch

D. Tĩnh mạch > mao mạch > động mạch

Đáp án : A

 

Câu 17: Ở động mạch, máu được vận chuyển nhờ: 

A. Sức hút của tâm nhĩ và sự co dãn của động mạch

B. Sức đẩy của tim và sự co dãn của động mạch

C. Sức hút của lồng ngực khi hít vào vào và sức đẩy của tim

D. Sự co bóp của cac cơ bắp quanh thành mạch và sức đẩy của tim

Đáp án : B

 

Câu 18: Một người được xem là mắc bệnh cao huyết áp khi

A. Huyết áp tối thiểu 90 mmHg, huyết áp tối đa > 140 mmHg.

B. Huyết áp tối thiểu 120 mmHg, huyết áp tối đa > 160 mmHg.

C. Huyết áp tối thiểu 100 mmHg, huyết áp tối đa > 160 mmHg.

D. Huyết áp tối thiểu 90 mmHg, huyết áp tối đa > 120 mmHg.

Đáp án : D

 

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là sai? 

A. Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch

B. Huyết áp hao hụt dần trong suốt chiều dài hệ mạch

C. Vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch cho đến mao mạch, rồi đến tĩnh mạch

D. Tim không chỉ co bóp đẩy máu đi mà còn tạo sức hút kéo máu về

Đáp án : C

 

Câu 20: Trong phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin nằm ở đâu ?

A. Da

B. Lỗ tủy

C. Bắp cơ

D. Tuyến mồ hôi

Đáp án : B

 

Câu 21. Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông ?

A. Cl-      B. Ca2+

C. Na+      D. Ba2+

Đáp án : B

 

Câu 22. Phát biểu nào dưới đây là đúng ?

A. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại nước mô.

B. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.

C. Huyết tương khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết thanh.

D. Nước mô khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.

Đáp án : C

 

Câu 23. Nhóm máu không mang kháng thể anpha và bêta có thể truyền được cho nhóm máu nào dưới đây ?

A. O                                   B. B

C. A                                  D. AB

Đáp án : D

 

Câu 24. Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu ?

A. Nhóm máu O

B. Nhóm máu AB

C. Nhóm máu A

D. Nhóm máu B

Đáp án : B

 

Câu 25. Phản xạ là?

A. Phản ứng của cơ thể động vật trước sự tác động của môi trường.

B. Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích tác động vào cơ thể.

C. Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường bên trong hay bên ngoài cơ thể thông qua hệ thần kinh.

D. Những hành động tự nhiên mà cơ thể đáp trả lại các kích thích tác động.

Đáp án : C

Câu 26. Sự đông máu có ý nghĩa gì đối với cơ thể?

A. Giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất nhiều máu khi bị thương.

B. Giúp cơ thể giảm thân nhiệt.

C. Giúp cơ thể tiêu diệt nhanh các loại vi khuẩn.

D. Giúp cơ thể không mất nước.

Đáp án : A

Câu 27. Nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu?

A. Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến, tránh nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh; truyền từ từ.

B. Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến, để nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh; truyền từ từ.

C. Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến, tránh nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh; truyền nhanh.

D. Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến, giúp nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh; truyền nhanh.

Đáp án : A

 

Câu 28 : Người mang nhóm máu A có thể truyền cho người mang nhóm máu nào dưới đây?

A. Nhóm máu A

B. Nhóm máu B

C. Nhóm máu AB

D. Cả A và C đều đúng

Câu 29. Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

A. Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng

B. Nói không với rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn

C. Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3

D. Tất cả các phương án trên

Đáp án : D

Câu 30.  Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp là:

A. Tinh bột, đường đôi

B.  Prôtêin, Axit Nuclêic

C.  Lipit

D.  Tất cả các phương án trên

Đáp án : D

Câu 31: Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp:
A.  Người lớn tuổi động mạch xơ cứng.
B. 
Do ăn mặn.
C.  Do ăn nhiều mỡ động vật.

D. Người lớn tuổi động mạch xơ cứng do ăn mặn, ăn nhiều mỡ động vật.

Đáp án : D

 

Câu 32. Vì sao máu nhiễm tác nhân gây bệnh (HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C,…) thì dù có tương thích cũng không nên đem truyền cho người khác ?

A. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị kết dính hồng cầu do các tác nhân gây bệnh kích thích sự ngưng kết trong lòng mạch.

B. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị nhiễm các tác nhân trên và phát sinh những bệnh tương ứng.

C. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị sốc phản vệ cho các tác nhân gây bệnh kể trên xâm nhập vào cơ thể.

D. Tất cả các phương án còn lại.

Đáp án : D

 


Comments