NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 – KHTN 6

 

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 – KHTN 6

NĂM HỌC 2021 – 2022

A – PHẦN TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Em hãy cho biết đơn vị đô độ dài chính thức của nước ta hiện nay là gì?

A. cm

B. m

C. dm

D.km

 Câu 2.  Người thợ may muốn đo kích thước vòng bụng cho khách thì nên dùng thước nào?

A. Thước dây

B. Thước kẻ

C. Thước xếp

d. Thước kẹp.

 Câu 3. Em hãy cho biết cách đặt thước nào khi đo chiều dài một vật là đúng trong các hình dưới đây.

 

 

 

A. Hình a

B. Hình b

C. Hình c

D. Cả 3 đáp án trên

 

 

Câu 4: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là

A. Vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên.

B. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra.

C. Vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu.

D. Vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất

nhân tạo.

Câu 5: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học?

A. Hoà tan đường vào nước.

B. Cô cạn nước đường thành đường.

C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.

D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng.

Câu 6. Trường hợp nào trong các ví dụ sau đây thể hiện tính chất hóa học?

A. Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước thấy có bọt khí nổi lên.

B. Cho 1 thìa đường vào cốc nước và khuấy đều

C. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần

D. Mở nút chai rượu vang thì thấy hiện tượng sủi bọt

Câu 7. Sự bay hơi là gì?


A. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí

B. Sự chuyển từ thể rắn sang thể khí

C. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn

D. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng


Câu 8: Cho các câu sau.

- Trong bánh kẹo chứa hàm lượng đường cao.

- Cánh cửa nhà em được làm bằng sắt

Em hãy chỉ ra đâu là chất?


A. Bánh kẹo, Đường

B. Bánh kẹo, Cánh cửa

C. Đường, sắt

D. Cánh cửa, Sắt


Câu 9: Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?

A. Oxygen.                                              B.   Hydrogen.

C. Nitrogen.                                            D.   Carbon dioxide.

Câu 10: Phương tiện giao thông nào sau đây không gây hại cho môi trường không khí?

A. Máy bay.                                             B. ô tô.

c. Tàu hoả.                                               D. Xe đạp.

Câu 11: Thành phần nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. Oxygen.                                              B.   Hidrogen.

C. Carbon dioxide.                               D.   Nitrogen.

Câu 12: Hoạt động nông nghiệp nào sau đâỵ không làm ô nhiễm môi trường không khí?

A.   Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch.

B.   Tưới nước cho cây trồng.

C. Bón phân tươi cho cây trổng.

       D. Phun thuốc trừ sâu để phòng sâu bọ phá hoại cây trổng.

Câu 13: Khi nào thì môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm?

A.    Khi xuất hiện thêm chất mới vào thành phần không khí.

B.    Khi thay đổi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí.

C.    Khi thay đổi thành phần, tỉ lệ các chất trong môi trường không khí và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các sinh vật khác.

D.    Khi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí biến động nhỏ quanh tỉ lệ chuẩn.

Câu 14: (NB) Nhiên liệu nào sau đây không phải là nhiên liệu khí?

A. Gas                B. Khí than             C. Cồn                                           D. Biogas

Câu 15: (NB) Nhiên liệu lỏng gồm các chất?

A. Nến, cồn, xăng.                                                 B. Dầu, than đá, củi.

C. Biogas, cồn, củi.                                                D.Cồn, xăng, dầu

Câu 16: (TH) Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điều chỉnh lượng gas.

B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất,   

C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất.

D. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide.

 

Câu 17: (TH) Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

A. Phơi củi cho thật khô.

B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.

C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt.

D Chẻ nhỏ củi.

Câu 18. Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?

A Gỗ.                   B. Nước khoáng.                        C. Sodium chioride.                    D. Nước biển.

Câu 19Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào

A. tính chất của chất.             B. thể của chất.                  C mùi vị của chất.              D. số chất tạo nên.

Câu 20. Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

A. Hỗn hợp nước đường.                B. Hỗn hợp nước muối,

C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.             D. Hỗn hợp nước và rượu.

Câu 21. Hình ảnh dưới đây minh hoạ cho trạng thái nào của hỗn hợp?

A. Dung dịch.

B. Huyền phù.

C. Nhũ tương.

D Hỗn hợp đồng nhất.

Câu 22: Khi hoà tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước; phần còn lại làm cho nước bị đục. Hỗ hợp này được coi là

A. dung dịch.         B. chất tan,              C. nhũ tương.               D.huyền phù.

Câu 23: Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?

A. Xe ô tô.              B. Cây cầu.            C. Cây bạch đàn.            D. Ngôi nhà.

Câu 24: Hãy điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp ‘ Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ …..’

A.Tế bào                          B.Vật thể                   C.Vật chất                                                 D. Cơ thể   

Câu 25: Ở một lần sinh sản, một tế bào mẹ sẽ tạo ra mấy tế bào con?


A.Tạo ra 3 tế bào con

B.Tạo ra 2 tế bào con

C.Tạo ra 4 tế bào con

D.Tạo ra 5 tế bào con


Câu 26: Tế bào động vật không có bào quan nào dưới đây?


A.    Ti thể                     B. Không bào        C.Ribosome

D,Lục lạp


Câu 27: Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là gì?


A. Cơ thể        B. Cơ quan   C. Tế bào         D. Mô 


Câu 28: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là:


A. tế bào.      B. mô         C. cơ quan. D. hệ cơ quan.


Nhỏ đến lớn

Tế bàoèècơ quanèhệ cơ quanè cơ thể

B– PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN:

Câu 1. Thế nào là Giới hạn đo , Độ chia nhỏ nhất của thước?

Câu 2. Em hãy xác định Giới hạn đo, Độ chia nhỏ nhất của thước dưới đây.

 

 

 

Câu 3: Các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là gì ? Nêu các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí.

Câu 4: Ô nhiễm không khí ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người ? Em hãy đề xuất một số biện pháp nhằm bảo vệ không khí ở nơi ở của em.

Câu 5: Nhận biết hai dạng hỗn hợp: nước đường và sốt mayonnaise. Từ đó hãy phân biệt dung dịch với nhũ tương.

Trả lời:

-        Nước đường là dung dịch, sốt mayonnaise là nhũ tương.

-        Dung dịch: là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.

-        Nhũ tương: nếu để yên thì các chất lỏng vẫn phân bố trong nhau nhưng không đồng nhất.

Câu 6: Cho các ví dụ sau: kẽm, không khí, nước khoáng, nước cất. Hãy xác định đâu là chất tinh khiết, đâu là hỗn hợp?

Câu 7: Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào?

− Các cơ thể sống đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào. Có cơ thể được tạo nên từ một tế bào (vi khuẩn); cơ thể động vật, thực vật, người có thể được tạo nên bởi hàng tỉ tế bào.

− Tế bào thực hiện chức năng cơ bản của cơ thể sống: trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản

Câu 8: Nêu cấu tạo, chức năng thành phần của tế bào?

Đáp án:

-Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần chính

+ Màng tế bào: bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.

+ Chất tế bào: nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào

+ Nhân tế bào hoặc vùng nhân: chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động

 

 

                                                                    --HẾT--

Comments